.
Theo truyền thuyết dân gian, Tổ của nghề gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh, hơn ngàn năm trước, ông đã dạy cho phụ nữ trong làng cách lấy đất, nắn, nung đất sét thành những dụng cụ, vật trang trí mà hiện thời du khách có thể nhìn thấy, sờ nắm được. Nhớ ơn của tổ nghề, bà con làng Chăm gốm Bàu Trúc lập đền thờ, tổ chức cúng tế long trọng Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm, khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch.
Du khách ghé nhà trưng bày gốm Bàu Trúc nằm ngay giữa trung tâm làng. Nhà trưng bày rộng rãi, khang trang, tọa lạc trên một khuôn viên chừng 0,3 ha. Du khách sẽ thấy thích thú trước một rừng gốm, với nhiều chủng loại khác nhau. Nhiều nhất là các bình hoa đủ dáng kiểu, kế đến là những tháp tượng được mô phỏng, các vũ nữ Apsara, bình, ấm nước, nồi niêu, chum vại… Theo nghệ nhân “lão làng” Sử Thị Dinh, tất cả các sản phẩm trên được làm từ nguyên liệu đất sét lấy từ mỏ đất, mỏ cát do phù sa sông Quao hình thành nên, thuộc làng Bầu Trúc.
Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người ChămĐến Mỹ Nghiệp, du khách sẽ được tận mắt nhìn ngắm những chiếc hoa đồng có dáng tựa bầu rượu rỗng dốc ngược, được treo hai bên khung dệt, giúp người thợ đánh go tạo hoa văn khi dệt thổ cẩm. Thổ cẩm được dệt nên không phải bằng những cỗ máy hiện đại mà là từ những chiếc máy thủ công truyền thống, vẫn giữ được gần như nguyên vẹn từng công đoạn, bí quyết, chất liệu, hoa văn…mà cha ông thời xưa để lại.
Nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp có từ rất lâu đời. Vào thế kỷ XVII, thấy vùng đất này thích hợp với nghề dệt, bà Pơnaga đã truyền lại nghề cho ông Xa và bà Chaleng là hai vợ chồng đang sinh sống ở làng Chaleng thời xưa ( tức làng Mỹ Nghiệp ngày nay ). Bà trở thành nghệ nhân đầu tiên tạo ra nghề dệt thổ cẩm và sáng tạo ra những hoa văn đặc sắc trên nền vải.
Đến thăm làng Mỹ Nghiệp, du khách sẽ thực sự bị cuốn hút bởi những tấm thổ cẩm sống động đầy màu sắc lạ, vừa chân phương, vừa mộc mạc. Bởi chất liệu và cách thể hiện đường nét, hoa văn…mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm. Điểm độc đáo là mỗi tấm thổ cẩm đều có những nét riêng cho dù cùng được dệt bằng đôi bàn tay tài hoa của một người thợ. Đứng trước hàng nghìn tấm thổ cẩm, nhưng bạn khó có thể tìm được sự trùng lặp về hoa văn, kiểu cách…bởi mỗi người thợ, mỗi nghệ nhân làng Mỹ Nghiệp khi tạo ra sản phẩm đều làm theo sự sáng tạo, ngẫu hứng riêng.
Vườn nho ở Phan RangCái nắng cháy da cháy thịt theo chân tôi suốt quãng đường từ Phan Rang đến với những vườn nho cách thành phố khoảng 5km. Bây giờ nho mới bắt đầu nhú quả xanh, những trái nho bé xíu xiu lẫn với màu xanh của lá. Giàn nho lúc lỉu quả đẹp mắt.
Cách làm rượu nho ở Phan Rang giản đơn đến bất ngờ. Đến mùa nho, người ta lựa những trái nho ngon nhất, không bị sâu và đều quả, đem rửa sạnh, để ráo nước rồi để nguyên cả vỏ và hột, nghiền nát.
Nho được cho vào thạp, cứ 3 kg nho với 1 kg đường, hết lớp nọ đến lớp kia, đầy chừng 2/3 thạp. Bịt kín miệng thạp và ủ chừng vài ba tháng đủ để cho nho phân hủy, quyện với đường tạo ra vị đậm đà của rượu. Rượu nho càng để lâu càng ngon.
Khi mở nắp thạp, mùi thơm của rượu khiến người ta ửng hồng đôi má. Rượu không hề dùng bất kỳ loại men, hoàn toàn dựa vào sự lên men vi sinh tự nhiên khi có sự phối ngẫu giữa nho và đường mía. Người Phan Rang làm rượu đơn giản thế.
Lãng mạn đồi cát Nam CươngĐi xe máy từ thị xã Phan Rang Tháp Chàm đi xuyên làng Chăm Tuấn Tú (Ninh Phước), đến Nam Cương mất khoảng 30 phút. Gần thị xã, nhưng lại ít được biết đến. Nam Cương có nghĩa là vùng đất phía nam. Chữ Hán trong trường hợp này chẳng hiểu sao lại lọt vào đây khi đây lại là phần đất của một làng Chăm ven biển.
Ngày xưa, người Chăm ở đây làm nghề biển dã. Hình dung những đoàn người nối nhau băng qua dải cát để đi về phía biển – hình ảnh quen thuộc trong những áng ariya (trường ca Chăm) thì sẽ thấy động cát này gắn với đời sống người Chăm là thế nào.
Đến những ngọn đồi cao vút, bạn có thể phóng tầm mắt ra biển Đông Hải xanh ngắt và phía tây nam là Chà Bang, dãy núi nhiều huyền thoại của người Chăm. Núi Chà Bang như đôi lưỡi rìu lớn trấn giữ vùng đất nắng gió này. Và đồi cát Nam Cương như một dải lụa của nàng tiên nào đó lơ đễnh bỏ quên khi về với biển.
Động cát Nam Cương hấp dẫn bằng chính vẻ hoang sơ của nó. Cùng với bọn trẻ mục đồng, ghi lại những dấu chân mình trên cát để sớm mai, khi ngọn gió biển Đông Hải thổi vào, tất cả tan biến. Một đứa trẻ trong đám nói, nó mong cho con đường xuyên qua đây sớm hoàn thành để đổi đời mục đồng, chúng có thể ôm ván cho du khách thuê trượt cát. Tâm sự hồn nhiên ấy làm thoáng ngậm ngùi khi rời Nam Cương.
Biển Cà Ná, đẹp và thơHành trình trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận- Ninh Thuận, biển Cà Nà hiện ra bát ngát, bao la được mệnh danh là nàng công chúa ngủ quên. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non… cộng với các tuyến đường giao thông uốn luợn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục với khí hậu nắng ấm quanh năm
Cà Ná, một cái tên ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, nơi có núi, có rừng, có biển, và cả một nền văn hóa Chăm độc đáo
Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với nét đẹp văn hoá đã tạo nên một thiên đường du lịch, thu hút nhiều du khách
Bãi biển nằm trên quốc lộ 1A cách trung tâm thị xã Phan Rang 30km về phía nam. Cà Ná được thiên nhiên ban tặng cho một vị trí rất đẹp, gần với tuyến đường sắt xuyên Việt và con đường thiên lý Bắc Nam. Nơi đây được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam, hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước với những khu resort tiện nghi cho khách những phút giây sảng khoái nhất, vui vẻ nhất trong kỳ nghỉ
Nước biển trong xanh với những bãi cát trải dài quanh co uốn lượn khiến cho phong cảnh Cà Ná đẹp đến mê hồn. Bên cạnh đó, thiên nhiên hữu tình khiến cho nơi đây như một bức tranh thủy mạc làm cho người ta phải đắm đuối
Huyền bí tháp Chăm Pôklong Garai Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu (Đô Vinh – Tháp Chàm). Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa.
Ninh Chữ – Một trong những bãi biển đẹp nhất nướcĐược mệnh danh là một điểm nhấn du lịch, biển Ninh Chữ hiện nay đã có một con lộ thông thoáng để du khách đến khu du lịch biển này. Có thể nói, bất cứ du khách nào khi đến Ninh Thuận cũng muốn tìm đến biển Ninh Chữ, như là một cách đổi gió.
Ninh Chữ có một vườn dương sát biển, nên ở bãi biển này không cần dù, không cần nhà mát, cũng có thể không cần đến cả ghế bố. Du khách có thể trải tăng nằm dài trên thảm lá dương ngắm biển. Rừng dương Ninh Chữ đẹp hơn nhờ những nét cong độc đáo của bờ biển. Cát Ninh Chữ không là màu trắng mà hơi vàng nhạt. Bãi không nhiều người tắm nên rất sạch và yên tĩnh.
Đến với Ninh Chữ, bạn còn có một chuyến du lịch tiết kiệm. Khách sạn sát biển nên không phải tốn thêm chi phí thuê dù, ghế nghỉ, tắm nước ngọt. Các món ăn bán dọc theo bãi biển cũng khá rẻ.